Giỏ hàng
Tổng cộng: 0 VND
Đăng nhập
Danh mục sản phẩm
Tin Tức
Dinh dưỡng cho bà bầu
Trong thời kỳ này cần chú ý đặc biệt tới các thực phẩm giàu acid folic nhằm hạn chế các khuyết tật ống thần kinh thai nhi, khi đã phát hiện có thai thì việc bổ sung acid folic để phòng ngừa là quá muộn.
Các thực phẩm giàu acid folic bao gồm: rau có màu xanh đậm, cam tươi, đỗ các loại, quả bơ, nước cà chua… Hàm lượng acid folic cần bổ sung thêm từ 0,4 – 0,6 mg/ ngày. Vì dưỡng chất này không được tích trữ trong cơ thể nên bạn cần bổ sung thêm đều đặn hàng ngày. Nếu bạn dùng các viên đa sinh tố thì nên chú ý thành phần này để đảm bảo không thiếu hụt. Tuy nhiên, cũng không nên dùng dư lượng acid folic không cần thiết, không dùng ở liều cao trên 1000 mcg (1 mg) acid folic nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Khi đã chắc chắn mang bầu, khẩu phần ăn của người mẹ cần đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau:
* Tăng thêm năng lượng: Phụ nữ tuổi sinh đẻ, thời kỳ không mang thai cần 2200
kcal/ngày, nhưng phụ nữ có thai 6 tháng cuối cần có thêm 350 kcal/ngày, cho con bú cần thêm 500 kcal/ngày. Như vậy không phải là bạn cần ăn quá nhiều mà bạn chỉ cần uống thêm 1-2 cốc sữa trong ngày hoặc ăn thêm 1 bát cơm mỗi bữa là đủ nhu cầu năng lượng cần thiết.
Thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt | Hàm lượng đạm trong 100 gram (1 lạng) |
Thịt bò loại 1 | 21,0 |
Thịt bò loại 2 | 18,0 |
Thịt lợn nạc | 19,0 |
Sườn lợn (bỏ xương) | 17,9 |
Giò bò | 13,8 |
Giò lụa | 21,5 |
Ruốc thịt lợn | 46,6 |
Nhộng tằm | 13,0 |
Thịt ếch | 20,0 |
Thịt gà ta | 20,3 |
Theo bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam
* Ăn đủ và cân đối chất béo: Chế độ ăn của phụ nữ mang thai cần cung cấp khoảng
20 - 25% năng lượng từ chất béo. Đặc biệt là các acid béo không no cần thiết bao gồm các tiền tố DHA và DHA có nhiều trong các dầu thực vật, hạt có dầu, cá và hải sản. DHA rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ khi sinh ra.
* Bổ sung các chất khoáng, vitamin thiết yếu bao gồm: sắt, canxi, kẽm và iode; acid folic, các vitamin A - B1 - B2 - B6 - C - D. Liều lượng các chất này cần đối với phụ nữ có thai cụ thể như sau:
- Canxi: Canxi tích trữ trong thời gian mang thai tổng số khoảng 30 - 40g, gần như
tương ứng với lượng canxi cần cho sự tạo bộ xương của thai nhi. Số lượng ăn vào được
khuyến cáo là 1000 - 1200mg canxi mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai và cho con bú. Tuy nhiên việc hấp thu canxi thường ở mức thấp, chỉ đạt khoảng vài chục phần trăm tùy thuộc vào từng loại thực phẩm, vì vậy, thai phụ thường thiếu canxi. Bổ sung canxi bằng việc ăn các thực phẩm giàu canxi (sữa, chế phẩm từ sữa, các hạt họ đậu, trứng, cua, tôm…) và uống thêm viên đa sinh tố có bổ sung thêm canxi. Hiện nay đã có sản phẩm với công nghệ nano canxi cho việc hấp thu canxi có thể đạt tới 99%.
- Sắt: Tình trạng thiếu sắt ảnh hưởng xấu đến sự tăng cân của người mẹ trong thời gian mang thai và những biến chứng sản khoa như chảy máu sau sinh, làm tăng tỷ lệ tử vong của mẹ. Phụ nữ mang thai bị thiếu máu ảnh hưởng tới cân nặng của trẻ sơ sinh, dễ sinh ra đứa con nhẹ cân và có dự trữ sắt thấp, dễ bị thiếu máu thiếu sắt. Trong suốt thời kỳ phụ nữ mang thai cần bổ sung lượng sắt 30 - 60mg sắt/ngày, kéo dài đến sau đẻ 1 tháng. Bổ sung sắt bằng việc uống viên sắt hàng ngày hoặc viên kết hợp đa thành phần dành cho bà bầu và phụ nữ sau sinh.
- Kẽm: Kẽm tham gia vào nhiều chuyển hóa quan trọng trong cơ thể, là thành phần
của nhiều enzyme, nội tiết tố nên rất cần cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Thiếu kẽm bị quy hết vào nguyên nhân gây vô sinh, sẩy thai, sinh non, sinh già tháng, và chết gần ngày sinh. Nhu cầu phụ nữ mang thai là 20 - 30mg kẽm/ngày.
- Iode: Thiếu iode ở phụ nữ trong thời kì mang thai có thể gây ra sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi thiếu iode nặng, trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc liệt chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác. Có thể phòng bằng việc ăn chế độ có chứa 175 – 200 mg iode/ngày.
- Acid folic: Vẫn cần duy trì trong suốt thai kỳ với hàm lượng 0,4 - 0,6 mg/ ngày vì acid folic cần cho sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước tử cung. Cần cho tổng hợp acid nhân tế bào (ADN), acid Ribonucleic (ARN) và protein.
- Vitamin: Nhu cầu về vitamin, chất khoáng thời kỳ mang thai, cho con bú cao hơn
bình thường vì vậy tất cả các vitamin nhóm B, vitamin A, E, C, D, K là rất cần thiết. Bổ sung các dưỡng chất này bằng cách ăn cân đối và chú trọng cả bốn nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo và nhóm giàu vitamin và khoáng chất). Thai phụ thường được cung cấp đầy đủ nhóm chất bột đường và chất đạm nhưng thường dễ bị thiếu hụt hai nhóm còn lại. Vì vậy, thai phụ cần lưu ý tăng cường nhóm giàu vitamin và khoáng chất (rau xanh các loại, hoa quả…), không được quên nhóm chất béo (dầu thực vật, mỡ động vật) vì đây là nhóm đặc biệt quan trọng để hình thành và phát triển não bộ của thai nhi và là dung môi để hòa tan các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, E, D, K. Ngoài ra, có thể uống thêm viên đa sinh tố hay viên uống kết hợp đa thành phần dành riêng cho bà bầu.
Các loại vitamin và khoáng chất quan trọng, nhất là acid folic, sắt, không phải đợi đến khi có thai mới uống mà ngay thời kỳ chuẩn bị mang thai cần phải được cung cấp để dự phòng sớm những bất thường của thai nhi. Giai đoạn cho con bú cũng cần bổ sung cho người mẹ sắt, acid folic, canxi, các vitamin và khoáng chất cần thiết để đảm bảo chất lượng sữa mẹ cũng như sức khỏe của người mẹ sau sinh.
Bác sĩ Nguyễn Hạnh
- Những món ăn bà bầu nên tránh (2011-08-07 09:53:11)
- Chế độ ăn cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi (2011-07-08 13:59:27)
- Dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi (2011-07-08 13:58:14)
- Cách dùng sữa cho con theo từng độ tuổi (2011-07-29 17:12:50)
- Chứng táo bón ở trẻ em - Mẹo vặt chữa táo bón (2011-07-08 13:55:39)
- Nuôi dưỡng trẻ nhẹ cân như thế nào? (2011-07-08 13:54:37)
Các tin khác
Tìm kiếm
Liên kết
Sản phẩm mới
-
4,718,250 VNĐ
-
3,770,000 VNĐ
-
870,255 VNĐ